Lịch sử máy vi tính (Phần 2)

Bạn xem lại phần 1 tại đây.

NĂM 1986
Hãng IBM cho ra đời máy tính PC convertible, máy tính xách tay đầu tiên của hãng IBM và là máy tính chạy trên bộ vi xử lý Intel đầu tiên có ổ đĩa mềm 3,5 inch.

Công ty Microsoft thu được 61 triệu Mỹ kim trong lần đầu tiên bán cổ phần với giá 21 Mỹ kim/ cổ phiếu.

Công ty Microsoft tổ chức Hội nghị quốc tế lần đầu tiên về kỹ thuật CD-ROM tại Seattle. Các đĩa compact được xem như là phương tiện lưu trữ dữ liệu cho máy tính trong tương lai.

NĂM 1987
Hãng IBM cho ra đời máy tính thế hệ mới PS/2, có bộ vi xử lý Intel 80386, tốc độ truyền tối ưu 20 MHz. Mặc dù loạt sản phẩm này có thêm phần kênh truyền vi kênh (MicroChannel bus) nhưng cũng không được thành công cho lắm vì người tiêu dùng không muốn thay đổi các thiết bị ngoại vi theo tiêu chuẩn công nghệ. Để cạnh tranh với cấu trúc vi kênh của hãng IBM, một nhóm nhà sản xuất máy tính giới thiệu kênh truyền EISA (Extended Industry Standard Architecture - Cấu trúc chuẩn mở rộng).

Hãng IBM giới thiệu màn hình đồ họa VGA (Video Graphics Array) có khả năng hiển thị 256 màu với độ phân giải 320 x 200, và loại màn hình hiển thị 16 màu với độ phân giải 640 x 480. (Pixel Picture element - Yếu tố hình ảnh - là chấm màu nhỏ cùng với hàng triệu chấm nhỏ khác tạo thành hình ảnh trên màn hình).

Công ty máy điện toán Apple cho ra đời máy Macintosh II phục vụ cho thị trường chế bản trên máy tính. Nó có điểm nổi bật là màn hình SVGA (Super Video Graphics Array) có độ phân giải 1024 x 786.

Công ty máy điện toán Apple giới thiệu phần mềm Hypercard, ngôn ngữ lập trình dùng cho máy hệ Macintosh sử dụng các ngăn xếp của các thẻ mục lục để tượng trưng cho một chương trình - một hình thức ngôn ngữ lập trình trực quan.

Hãng Motorola cho ra đời bộ vi xử lý 68030.

Hãng Novel giới thiệu hệ điều hành mạng gọi là NetWare.

NĂM 1988
Hãng IBM và Microsoft cho ra đời hệ điều hành đa nhiệm OS/2 phiên bản 1.0. Do giá cao và không tương thích với các máy tính cá nhân hiện có trên thị trường nên đã không chiếm được nhiều thị phần.

Công ty máy điện toán Apple kiện công ty Microsoft và hãng Hewllet-Packard về việc vi phạm bản quyền trong hệ điều hành - giao diện người dùng bằng đồ họa. Hãng Ashton-Tate kiện hãng The Santa Cruz Operation vì vi phạm bản quyền phần mềm dBase.

Hãng Hewllet-Packard giới thiệu máy in phun đầu tiên, HP Deskjet.

Công ty NeXT mới thành lập của Steve Jobs cho ra đời máy tính NeXT với bộ xử lý Motorola 68030 tốc độ truyền 25 MHz. Đây là máy tính đầu tiên sử dụng chương trình định hướng đối tượng trong hệ điều hành và có ổ đĩa quang thay cho ổ đĩa mềm.

Công ty máy điện toán Apple giới thiệu CD SC, thiết bị lưu trữ trên CD-ROM cho phép truy xuất lên đến 650 MB dữ liệu.

Một loại virus có tên "Internet Worm" xuất hiện trên mạng internet làm tê liệt khoảng 10% máy chủ mạng internet.

NĂM 1989
Hãng Intel cho ra đời con chip 80486 (cũng được gọi là máy tính 486), bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới có khả năng chứa 1 triệu transitor. Con chip 486 là sự tích hợp của bộ xử lý 386 và bộ đồng xử lý các tính toán số học trên cùng một con chip.

Tim Berners-Lee phát triển phần mềm liên quan đến khái niệm siêu văn bản (hypertext), giúp cho người sử dụng chỉ cần nhấp chuột trên một từ hoặc nhóm từ trong tài liệu là chuyển sang hoặc là một tài liệu khác hoặc là một tập tin khác, Phần mềm này làm nền tảng cho việc phát triển World Wide Web, và là cơ sở cho việc ra đời các trình duyệt web.

Mạng toàn cầu (World Wide Web - WWW) được tạo ra đầu tiên trong phòng thí nghiệm vật lý hạt ở Geneva, Thụy Sỹ và chỉ dành cho các nhà khoa học sử dụng.

Phần mềm văn bản Word cho Windows của công ty Microsoft được hàng triệu người sử dụng, là khởi đầu của bộ "Microsoft Office. Word cho hệ điều hành DOS đã trở thành phần mềm văn bản có mức doanh thu đứng hàng thứ hai sau WordPerfect.

NĂM 1990
Công ty Microsoft cho ra đời phiên bản Windows 3.0 và bán được 1 triệu bản trong vòng 4 tháng.

Tại Hội nghị phát triển truyền thông đa phương tiện do Microsoft tổ chức, các tiêu chuẩn kỹ thuật về yêu cầu phần cứng tối thiểu cho các bộ phận về âm thanh và đồ họa của máy tính được công bố.

Mạng toàn cục NSFNET do Quỹ Khoa học Quốc gia thành lập thay thế cho mạng ARPNET như là cột sống của internet.

Hãng Motorola công bố bộ vi xử lý 68040, 32 bit có khả năng chứa một triệu hai trăm ngàn transitor. 

NĂM 1991
Công ty máy tính Apple tung ra loạt máy tính xách tay PowerBook sử dụng pin.

Công ty máy tính Apple, hãng IBM và hãng Motorola ký văn bản hợp tác trong việc thiết kế và sản xuất con chip theo tiêu chuẩn RISC (Reduced Instruction Set Computer), tích hợp hệ điều hành MacOS vào các hệ thống cơ sở của IBM, tạo ra hệ điều hành hướng đối tượng mới và phát triển các tiêu chuẩn chung cho truyền thông đa phương tiện. Kết quả là bộ vi xử lý PowerPC được ra đời.

NĂM 1992
Với con số ước lượng khoảng 25 triệu người sử dụng, internet đã trở thành mạng thư tín điện tử rộng lớn nhất trên thế giới.

Trong việc kiện cáo vi phạm bản quyền trong 5 năm của công ty máy tính Apple, thẩm phán Vaughn Walker quyết định ủng hộ cho các bị đơn Microsoft và Hewllet-Packard, vì ông phát hiện ra rằng việc tranh chấp phần mềm giao diện người sử dụng bằng đồ họa không được ghi trong luật bản quyền của công ty Apple.

Công ty Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 3.1, cải thiện việc quản lý bộ nhớ và các phông chữ loại True Type.

Hãng IBM giới thiệu máy tính xách tay ThinkPad.

NĂM 1993
Mosaic - trình duyệt web theo phương pháp trỏ và nhấp được phát triển tại NCSA (National Center for Supercomputer Applications), giúp cho công chúng có thể truy cập được vào internet.

Hãng Intel cho ra đời bộ vi xử lý Pentium 64 bit chứa hơn ba triệu một trăm ngàn transitor.

Công ty Apple cho ra đời thêm nhiều loại máy tính như: Macintosh Color Classic, Macintosh LC III, Macintosh Centris 610, 650, Macintosh Quatra 800 và PowerBooks 165c, 180c.

Trong hội nghị Macworld, Apple giới thiệu máy Newton MessagePad và bán được 50.000 máy trong 10 tuần đầu tiên.

Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows NT.

Hãng IBM cho ra đời máy tính RS/6000 dựa trên tiêu chuẩn RISC, sử dụng chip PowerPC 601 do ba hãng Motorola, Apple và IBM thiết kế từng phần.

NĂM 1994
Apple giới thiệu máy tính Power Macintosh dựa trên con chip PowerPC. Loạt sản phẩm này đưa tiêu chuẩn RISC cho máy tính để bàn, vì trước đó tiêu chuẩn RISC chỉ có trên các máy trạm cao cấp.

Hãng Netscape Communications cho ra đời chương trình Netscape Navigator, là một trình duyệt trên World Wide Web dựa trên tiêu chuẩn Mosaic nhưng có đặc điểm cao cấp hơn.

Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến như Computer Serve, America Online và Prodigy cũng góp phần xây dựng dịch vụ internet.

Sau khi hai triệu máy tính cá nhân sử dụng chip Intel Pentium tung ra thị trường, tiến sĩ Thomas Nicely phát hiện ra thiếu sót ở bộ phận điểm nổi của con chip. Bản báo cáo của ông đã được phổ biến rộng rãi cho công chúng trên mạng trực tuyến Computer Serve.

Linus Torvalds giới thiệu Linux, một phiên bản phần mềm miễn phí của UNIX được tạo ra nhờ sự hợp tác của các nhà lập trình viên cùng chia sẻ công việc của nhau trên internet.

NĂM 1995
Hãng Intel cho ra đời bộ vi xử lý Intel Pentium Pro.

Hãng Motorola liên kết với Apple, IBM cho ra đời con chip PowerPC 604.

Hãng Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 95 với chiến dịch tiếp thị rầm rộ ngay trong cả giờ cao điểm quảng cáo thương mại trên truyền hình. Trong tháng đầu tiên, Microsoft đã bán được 7 triệu bản Windows 95 với doanh thu lên đến 26 triệu Mỹ kim vào cuối năm.

Hãng Netscape Communications chiếm được hơn 80% thị trường trình duyệt web. Và có vốn lên đến 2,9 tỷ Mỹ kim chỉ trong vòng 1 năm.

Một nhóm các nhà phát triển của hãng Sun Micro-system tạo ra ngôn ngữ lập trình Java. Do ngôn ngữ này giúp các nhà lập trình viên phát triển ra các trình ứng dụng chạy được trên bất kỳ loại máy tính nào nên nó được xem như là tương lai của hệ điều hành, của các trình ứng dụng...

Hãng Power Computing cho ra đời bản sao của máy Macintosh - loạt máy Power 100 với bộ vi xử lý PowerPC 601.

NĂM 1996
Hãng Intel công bố bộ vi xử lý Pentium 200 MHz.

Hãng U.S Robotics cho ra đời PalmPilot - trợ thủ kỹ thuật số cá nhân và được công chúng đón tiếp nồng nhiệt vì các tính năng phong phú, dễ sử dụng.

Microsoft bổ sung thêm khả năng kết nối internet cho Windows 95.

Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật Quy tắc trong thông tin liên lạc, là một phần trong Đạo luật thông tin 1996, trong đó, đặt ra các mức phạt lên đến 100.000 Mỹ kim và các điều khoản bỏ tù đối với việc lưu truyền trên internet các thông tin đồi trụy, khiêu dâm. Trong ngày đạo luật được thông qua, hàng triệu trang web trở nên "đen thẫm" để phản đối đạo luật này. Cuối cùng, chính phủ phải bãi bỏ đạo luật này.

NĂM 1997
Intel công bố kỹ thuật MMX có khả năng làm tăng hiệu suất của truyền thông đa phương tiện của bộ vi xử lý. Đồng thời Intel cũng cho ra đời bộ vi xử lý Intel Pentium II có tốc độ 333 MHz với thiết kế mới - hộp chứa SEC (Single Edge Contact). Bộ vi xử lý Intel Pentium II chứa hơn bảy triệu năm trăm ngàn transitor.

Hãng AMD và Cyrix nỗ lực cạnh tranh với Intel trong thị trường máy tính có giá từ 1.000 Mỹ kim trở xuống. Các vi xử lý do AMD và Cyrix sản xuất được sử dụng rộng rãi bởi các nhà sản xuất máy tính như Dell, Compaq, Gateway và thậm chí cả IBM.

Tòa án Hoa Kỳ yêu cầu Microsoft nộp phạt vì vi phạm luật bất tín nhiệm. Tòa án cho rằng Microsoft đang thực hiện hành vi chống cạnh tranh bằng cách ép buộc các nhà sản xuất máy tính phải kết hợp trình duyệt web Internet Explorer vào Windows 95.

Công nghệ đĩa hoạt tính DVD được giới thiệu và được xem như là phương pháp lưu trữ thay thế cho CD-ROM trong tương lai.

NĂM 1998
Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows 98 - bản nâng cấp từ bản Windows 95 tiền nhiệm. 

Windows 98 tin cậy hơn và tránh được các lỗi không mong muốn từ Windows 95, đồng thời, trình duyệt web Internet Explorer cũng được Microsoft tích hợp sẵn trong hệ điều hành này.

Tòa án Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng kiện cáo với Microsoft. Cho rằng việc hãng này tích hợp trình duyệt web Internet Explorer vào Windows 98 là đang cố cầm chân các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như Netscape.

Hãng Intel tung ra các phiên bản mới của chip Pentium II: Celeron Pentium II hoạt động chậm hơn Pentium II chuẩn nhắm vào các thị trường máy tính giá dưới 1.000 Mỹ kim, Pentium II Xeon được thiết kế để chạy trên các máy chủ, công suất hoạt động cao. Cả 2 con chip mới này làm tăng thị phần chip máy tính cho Intel.

NĂM 1999
Hãng Intel cho ra đời chip Pentium III chứa chín triệu năm trăm ngàn transitor, mặc dù hiệu suất của Pentium III không vượt trội Pentium II nhưng nó cải thiện hiệu năng truy cập internet, các ứng dụng giàu đồ họa.

Thế giới lại hướng đến ngày 01/01/2000 - nỗi sợ hãi về sự cố "Bọ thế kỷ" Y2K. Trong khi các hãng hàng không, tổ chức chính phủ, cơ quan tài chính và các chủ máy tính vội vàng làm cho hệ thống tương thích với sự cố Y2K, thì một số người sợ hãi rằng các dịch vụ cơ bản của họ sẽ ngưng hoạt động kể từ khi đồng hồ điểm từ năm 1999 sang năm 2000.

NĂM 2000
Điểm giao thời thiên niên kỷ vừa qua chẳng bao lâu thì các chuyên gia máy tính, các quan chức nhà nước khắp thế giới công bố rằng không có tổn thất gì nhiều khi đồng hồ chuyển từ năm 1999 sang năm 2000. Ngay lập tức, công chúng trên thế giới trở nên phẫn nộ: phải chăng sự cố Y2K chỉ là trò lừa bịp của ngành công nghệ máy tính như là một cách thu về khoảng lợi nhuận khổng lồ từ nỗi sợ hãi của công chúng?

Với sự làm việc cật lực của 5.345 người, trong đó có hơn một nửa là kỹ sư, Windows 2000 được ra đời vào ngày 17/02.

Ngày 6/3, AMD công bố bộ vi xử lý Athlon phiên bản 1 GHz được sử dụng trong các máy tính do hãng Compaq và Gateway sản xuất. Đây cũng là con chip có tốc độ 1 Ghz đầu tiên dành cho thị trường người tiêu dùng máy tính cá nhân. Trong vòng vài ngày sau đó, Intel cũng giới thiệu phiên bản tốc độ 1 GHz của con chip Pentium III.
...